Ngày nay, khi muốn tính toàn trọng lượng của một vật thể bất kì, chúng ta đã không cần phải tính toán hoặc ước lượng những con số quá nhỏ cho hàng đơn vị gam. Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, chúng ta đã có thể định lượng các sản phẩm chính xác đến từng gam nhờ có các loại cân bàn điện tử.
Loại cân bàn điện tử này có thể sử dụng được với rất nhiều mục đích như: cân vàng, cân thủy sản, cân phân tích…rất được thị trường ưa chuộng, nhưng để tìm được một chiếc cân tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng thì người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ về cấu tạo và tiêu chuẩn chung của cân. Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý khách những thông tin chung về cấu tạo của cân bàn điện tử.
Cân bàn điện tử được cấu tạo từ hai bộ phận chính là đòn cân và xử lý tín hiệu điện tử:
1. Đòn cân
Đòn cân là bộ phận chính của cân bàn điện tử, tên tiếng anh là “Strain Gauge Load Cell” hay còn gọi là “Load Cell”. Chính nhờ tên gọi của chúng, ta có thể xác định được bộ phận đòn cân được cấu tạo bởi bộ phận chính là Strain Gauge và Load. Nếu bạn chưa biết về Strain Gauge thì đây chính là một điện trở đặc biệt, chỉ nhỏ bằng một đầu móng tay của con người, có điện trở thay đổi khi bị nén hay kéo dãn và được nuôi bằng một nguồn điện ổn định, chĩ nhỏ bằng móng tay, được dán chết lên Load, nghĩa là một thanh kim loại chịu tải.
Thanh kim loại này được nhà sản xuất với 2 đầu, một đầu gắn cố định với sản phẩm, đầu kia gắn tự do với mặt bàn cân. Khhi bạn đặt một vật bất kì lên cân, thanh kim loại này sẽ uốn cong do trọng lượng của vật gây ra. Khi thanh kim loại bị uốn, điện trởStrain Gauge sẽ bị kéo dãn ra và thay đổi điện trở. Như vậy, khi đặt vật cân lên bàn cân, tùy theo khối lượng vật mà Load, thanh kim loại sẽ bị uốn đi một lượng tương ứng và lượng này được đo lường qua sự thay đổi điện trở của Strain Gauge.
Đối với bất kì chiếc cân điện tử nào, thanh kim loại này cũng rất quan trọng bởi chúng là một chiếc cầu nối từ vật phẩm với trạm xử lý tín hiệu điện tử, do vậy khi chọn cân, bạn cần tìm hiểu chọn lựa những chiếc cân có thông số về thanh kim loại này thật đảm bảo.
2. Bộ phận xử lý tín hiệu điện tử
Đây là bộ phận quan trọng nhất trong một chiếc cân điện tử bởi khi thanh kim loại bị uốn cong bởi trọng lượng vật, chúng sẽ truyền tín hiệu tới bộ phận này để phân tích trọng lượng, đưa ra những số liệu cụ thể cho sản phẩm. Bộ phận này được thiết kế từ các loại cảm biến áp lực. Những cảm biến áp lực này sau khi nhận được tín hiệu sẽ truyền thông tin tới một công cụ để phân tích áp, thường là sử dụng chip ADC.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về cấu tạo của cân bàn điện tử, bạn nên tìm hiểu các thông số kỹ thuật để chọn lựa những chiếc cân điện tử đảm bảo chất lượng. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn và cần tư vấn, hãy tới với Trường Thịnh Tiến, Công ty cân điện tử Trường Thịnh Tiến là đơn vị cung cấp cân điện tử hàng đầu Việt Nam, phân phối chính thức sản phẩm cân điện tử chính hãng. Các sản phẩm cân điện tử được sản xuất bởi các hãng cân điện tử nổi tiếng trên thế giới như: OHAUS, VIBRA, METTLER-TOLEDO, AND, KERN, SARTORIUS, RICE LAKE, LAUMAS, DINI ARGEO,...Không chỉ có vậy, chúng tôi có một đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tháo gỡ những băn khoăn và tìm được một sản phẩm ưng ý, phù hợp với túi tiền nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những ưu đãi và sản phẩm chất lượng nhất Việt Nam về đo lường, đặc biệt là cân bàn điện tử
CÔNG TY CP SX-TM-DV TRƯỜNG THỊNH TIẾN
Mã số thuế: 0305481594 - E: minhtien70@gmail.com
ÐC: B22 Khu nhà ở Thới An 1 - Lê Thị Riêng - Thới An - Quận 12 - TP.HCM
Hotline: 0911.38.6116 Website: candientutruongthinh.vn
Chi nhánh Đà Nẵng: 0511.350.1235 - 0905.717.068 - 0919.190.872
0 comments:
Post a Comment