Monday, March 16, 2015

Phân tích lựa chọn cân xe tải điện tử hợp lý



Cân điện tử là một trong những thiết bị vô cùng trong cuộc sống cũng như sản xuất công nghiệp. Cân ô tô điện tử cũng là sản phẩm được sử dụng rất nhiều và không ít khách hàng có những băn khoăn khi mua, lắp đặt trạm cân ô tô điện tử sao cho hợp lý. Dưới đây là những phân tích để việc lựa chọn cân xe tải điện tử hợp lý.

Cân xe tải là thiết bị đo lường tải trọng cao ở khoảng từ 30ton ~ 120ton. Theo nguyên tắc, cân sẽ có cấu tạo như một bàn cân thông dụng nhưng kích thước lớn hơn và thiết kế theo 2 dạng cơ bản là dạng nguyên khối và dạng ghép modul. Các loại cân xe tải điện tử cũng có các cảm biến tải – load cell tại các điểm chịu lực chính, hộp nối tín hiệu cảm biến tải – Junction box loadcell, và cuối cùng cho ra các con số để hiện thị là đầu cân – Weighing indicator.

Các giá trị số cân cần thiết có thể lưu vào máy vi tính để quản lý hoặc bạn cũng có thể chọn in nhanh thì sẽ chỉ cần 1 máy in để tiết kiệm chi phí. Một chiếc cân cân xe tải điện tử duy trì tính ổn định và chính xác cao cần lưu ý điểm sau:
- Lựa chọn mức cân max phải phù hợp với yêu cầu hiện tại cũng như kế hoạch cho tương lai. Thông thường giá cân ô tô điện tử không phụ thuộc nhiều vào mức cân max mà thực tế lại phụ thuộc nhiều vào chiều dài của bàn cân.
- Lựa chọn kích thước bàn cân phù hợp với chiều dài xe để tránh lãng phí tiền bạc và diện tích bố trí cân. Kích thước bàn cân thường có quy cách sau: Chiều ngang thường là 3m và các mức chiều dài: 7m, 8m, 10m, 12m, 14m, 15m, 16m, 18m, 21m…
- Lựa chọn kiểu cân ô tô nổi hay chìm sẽ phụ thuộc vào địa thế của mỗi đơn vị. Cân nổi bảo trì rất ít, vệ sinh dễ dàng nhanh chóng và không bị ảnh hưởng nhiều của môi trường bên ngoài nhưng lại chiếm nhiều diện tích làm đường dốc lên xuống. Cân chìm chỉ chiếm diện tích đúng bằng kích thước của bàn cân và không ảnh hưởng đến mỹ quan chung của nhà máy nhưng phải làm vệ sinh thường xuyên, phải bơm nước khi mưa xuống hoặc phải có hệ thống thoát nước tốt không nước ngập sẽ làm hư hỏng cảm biến tải.
- Lựa chọn bước nhảy của cân: Bước nhảy của cân (d hay e) có thể là 5kg, 10 kg, 20 kg tùy theo nhà sản xuất nhưng tổng số bước nhảy n của cân không được quá 10.000 e theo quy định cân có cấp chính xác 3.
- Thông thường các thiết bị đồng bộ do một hãng sản xuất có độ tương thích cao giữa các thiết bị tốt hơn nên độ ổn định và độ bền cao hơn thiết bị đơn lắp ghép nhưng nếu lắp ghép sẽ giúp chi phí ban đầu giảm đi.
- Lựa chọn khung bàn cân: Khung bàn cân ô tô là bộ phận quan trọng nhất đảm bảo sự vững vàng và ổn định lâu dài của cân, khung bàn cân chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Có nhiều loại kết cấu khung bàn cân như kết cấu bằng tôn dập chữ U, chữ C, tổ hợp chữ I, H; loại kết cấu bằng thép I đúc, U đúc, H đúc hay loại kết cấu bê tông sắt theo I, U, C đúc hoặc tổ hợp. Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà phương án tối ưu sẽ được đưa ra. Kết cấu phù hợp nhất đưa ra cho khách hàng là khi đơn vị cung cấp có kinh nghiệm và khả năng tính toán sản phẩm sẽ cân, loại xe cân, tải trọng cục bộ hay dàn trải mà đơn vị đó sẽ thiết kế và thi công.
- Lựa chọn giá cả của cân: Như đã phân tích ở trên, giá khung bàn cân ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành trạm cân. Trong giá thành khung bàn cân thì giá trị sắt thép chiếm tới trên 80% nên thay đổi kết cấu bàn cân sẽ làm thay đổi giá thành của cân rất nhiều. Do vậy có thể nói giá thấp hơn chưa chắc đã là giá rẻ và giá cao hơn cũng không phải là giá đắt.
Theo Ngát Phạm / Tham khảo Hoa Sen Vàng

0 comments:

Post a Comment